Gần đây Béo Ngố rất hay bị áp lực về vấn đề tiết kiệm. Đi ra ngoài gặp bạn bè đứa nào cũng bảo mày phải tiết kiệm, thanh niên đi làm cả năm mà cuối năm không có đồng nào, đến lúc bệnh tật đột xuất biết nhờ vả ai?
Và vô số những câu khác nữa. Nói chung là rất mệt mỏi.
Thanh niên đi làm vài năm rồi mà không tiết kiệm được đồng nào có nên xem lại mình không?
Mỗi lần nghe người khác nhắc nhở là Béo lại gật gù, đồng ý, rồi ngồi tận tâm nghĩ lại xem tiền của mình đi đâu mà hết sạch? Tại sao tháng nào lĩnh lương cũng hết tiền mặc dù tính ra cả tháng chẳng có gì để tiêu.
Sau nhiều lần suy tính thì cũng liệt kê được hết tất cả những khoản chi, sau đó lại tiếp tục suy tính xem những khoản chi nào là hoang phí, khoản chi nào là không cần thiết, khoản chi nào cần cắt bỏ... Nhưng mà thật sự Béo thấy chẳng có khoản chi nào mình có thể cắt bỏ, bởi vì thấy tất cả đều hợp lý và mang lại giá trị.
Phần lớn những khoản chi trong danh sách của Béo là cho người khác, còn một phần là để đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân. Thậm chí Béo còn chẳng mua đồ mới trong vài tháng. Vậy nên nói lãng phí cũng không hẳn là đúng, chỉ trách Béo chưa kiếm được nhiều tiền.
Phần lớn những khoản chi trong danh sách của Béo là cho người khác, còn một phần là để đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân. Thậm chí Béo còn chẳng mua đồ mới trong vài tháng. Vậy nên nói lãng phí cũng không hẳn là đúng, chỉ trách Béo chưa kiếm được nhiều tiền.
Không biết các bạn có giống Béo không? Nhưng với tất cả những người bên cạnh, suy nghĩ về việc tiết kiệm của Béo cũng không giống họ. Béo không có ý định thắt chặt tất cả các khoản chi tiêu của mình để cuối năm có một khoản tiết kiệm, hay bó hẹp mình trong những khoản chi tiêu chỉ để trong tài khoản lúc nào cũng có hơn hai con số... Tất cả khoản tiền Béo kiếm được một phần dành cho sinh hoạt, một phần dành cho đầu tư phát triển bản thân và một phần dành để hỗ trợ người thân, bạn bè.
Với Béo, việc dùng tiền kiếm được để hỗ trợ bạn bè người thân cũng là một dạng đầu tư, đầu tư về mối quan hệ, đầu tư nuôi dưỡng tình cảm hoặc là đầu tư cho chính niềm vui của mình. Việc đầu tư này với Béo là phi lợi nhuận nhưng thực chất nó mang lại giá trị siêu lợi nhuận trong tương lai mà mình không ngờ tới. Béo đã từng cảm nhận rất rõ nguồn lợi nhuận này khi mình gặp khó khăn. Có những lúc tưởng chừng như Béo bị rơi xuống đáy của địa ngục vì thất nghiệp và nghèo đói thì những người bạn, người thân đã là điểm tựa cực kì vững chắc, họ hỗ trợ Béo tiền sinh hoạt, vực dậy tinh thần đang ở đáy thung lũng và cho Béo thêm niềm tin. Cứ như vậy Béo vững chãi mà thay đổi, vững chãi mà tiến lên phía trước, yêu cuộc sống của mình nhiều hơn.
Đầu tư cho bạn bè, người thân, Béo cũng không quên đầu tư cho chính mình, bởi Béo hiểu rằng một khi chúng ta lớn lên, xuất sắc ở một khía cạnh nào đó thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với ta. Thay vì ngồi ì một chỗ và đợi may mắn, bản thân mình phải tự tiến lên, bước từng bước ngắn, dài, nhanh, chậm trên con đường của mình. Sự đầu tư cho bản thân là đầu tư nghiêm túc và tốn thời gian nhất, nhưng là khoản đầu tư thông mình, mang cho bạn giá trị khổng lồ trong tương lai.
Nhiều người nói với Béo mọi sự lý giải của Béo về việc không tiết kiệm là ngụy biện, bởi vì sự hoang phí của mình, bởi vì không biết cách chi tiêu hợp lý. Cũng có thể họ đúng ở góc nhìn của họ. Nhưng với tính cách và quan điểm của Béo, chắc chắn Béo sẽ không thể học theo cách của họ mà gò bó chính bản thân mình. Điều Béo có thể làm được để đuổi kịp họ về mặt tài chính đó là kiếm thêm thật nhiều, thật nhiều tiền.
Một chút chia sẻ của Béo về quan niệm đầu tư, mọi người thấy sao về quan điểm này? Cho Béo xin ý kiến nhé!
Một chút chia sẻ của Béo về quan niệm đầu tư, mọi người thấy sao về quan điểm này? Cho Béo xin ý kiến nhé!
Comments
Post a Comment